Nước mắm truyền thống là kết quả của quá trình ủ và lên men từ cá với muối, đây là cách làm hàng ngàn năm nay của người dân VN. Còn nước mắm công nghiệp mua một phần nước mắm truyền thống rồi pha chế với các loại hóa chất, hương liệu tạo mùi nhân tạo cho ra một loại nước làm gia vị hoàn toàn khác. Vì vậy, trên thực tế, trong mỗi chai nước mắm sản xuất công nghiệp chỉ chứa một lượng cốt cá hay thậm chí là hương cá rất nhỏ, số còn lại chính là hóa chất và các phụ gia thực phẩm.
17 – Đây chính xác là con số thu được về lượng hóa chất thành phần khi phân tích mẫu nước mắm công nghiệp của một thương hiệu nước mắm rất nổi tiếng ở Việt Nam. Khi xu hướng thế giới đang hướng đến sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Organic thì việc một loại gia vị được sử dụng mỗi ngày chứa tới 17 loại hóa chất thì thật đáng lo ngại!
Cùng tìm hiểu về một số loại hóa chất tiêu biểu trong nhóm 17 hóa chất được tìm thấy này nhé!
1. Nhóm chất điều vị
Chất điều vị có tác dụng chính là tăng vị cho món ăn, kích thích vị giác để ăn ngon miệng hơn. Chất điều vị không có chứa dinh dưỡng vì nếu sử dụng phải các sản phẩm có hàm lượng chất điều vị cao trong thời gian dài sẽ gây hại đến sức khoẻ, và có khả năng gây ung thư.
Chất điều vị có mã trong khoảng 600-699 trong đó 620-629 thuộc về glutamate và guanylate, 630-635 thuộc về inosinate, 636-650 là một số chất khác.
Có 3 loại được sử dụng thường xuyên nhất là chất điều vị số 621, 627, 631.
Chất điều vị 621 là bột ngọt (hay còn gọi là mì chính). Đây là muối natri của axit glutamic, dùng để kiến tạo nên protein cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng của não bộ con người. Bột ngọt không được các chuyên gia y tế khuyên dùng vì chất này sử dụng lâu dài rất có hại cho sức khỏe.
Chất điều vị 627, 631 là siêu bột ngọt đặc biệt phổ biến trong hạt nêm (hoặc bột gia vị). Loại chất này không chỉ dùng để sản xuất nước mắm mà còn có rất nhiều trong, các món ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, các loại snack… Nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là tăng cảm giác ngọt và ngon miệng cho vị giác. Nếu lạm dụng có thể gây ra các loại bệnh như Gout hoặc sử dụng lâu dài sẽ gây ra các bệnh ung thư.
2. Chất bảo quản
Các chất trong nhóm này có công dụng ức chế hoặc làm chậm các hoạt động của vi sinh vật trong thực phẩm hoặc làm chậm việc tổng hợp các hợp chất có độc trong thực phẩm. Chất bảo quản được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa, hạn chế, hoặc làm chậm sự thối rữa, hư hỏng do vi khuẩn gây ra đối với thực phẩm. Không phải chất bảo quản nào cũng có hại nhưng nếu dùng chất bảo quản với liều lượng cao trong thời gian dài sẽ khiến các chức năng trong cơ thể bạn bị suy yếu, giảm trí tuệ ở trẻ em và gia tăng khả năng bị ung thư.
Nhóm này được ký hiệu với các con số trong phạm vi 200. Các loại chất bảo quản NGUY HIỂM: E240, E230, E231, E232, E236, E237, E238, E219, vv…
3. Chất tạo ngọt tổng hợp
Tương tự như hương cá, chất tạo ngọt tổng hợp sử dụng để đánh lừa vị giác của người tiêu dùng. Chất tạo ngọt này không hề tốt cho sức khỏe, khiến cơ quan tiêu hóa của bạn gặp vấn đề khi tiếp xúc thường xuyên với loại chất này.
Các chất tạo ngọt hay được dùng là Acesulfame K, mã hiệu 905; aspartame, mã hiệu 951; cyclamate, mã hiệu 952…Đây là những chất hóa học siêu ngọt với nhiều tai tiếng gây hại cho sức khỏe con người. Hai chất Disodium Inosinate (631), Disodium Guanylate (627), còn gọi là cặp đôi I-G cũng bị phản đối không kém. Ngay cả bột ngọt hay còn gọi là mì chính (monosodium glutamate, mã hiệu 621) có trong nước mắm cũng bị nhiều chuyên gia y tế cực lực phản đối.
4. Nhóm chất tạo màu
Chất tạo màu có hai loại, chất tạo màu dùng cho thực phẩm, chất tạo màu dùng cho công nghiệp. Trên thị trường, chất tạo màu dùng trong thực phẩm đắt hơn so với chất tạo màu dùng trong công nghiệp từ 10 đến 100 lần. Nếu vì lợi nhuận, nhà sản xuất dùng chất tạo màu trong công nghiệp cho nước mắm thì sẽ rất nguy hiểm, bởi chất tạo màu trong công nghiệp có hàm lượng kim loại nặng, nếu sử dụng lâu ngày sẽ phát sinh nhiều bệnh mạn tính.
Nhóm này được kí hiệu bởi chữ E đi kèm với các con số trong phạm vi 100 (ví dụ E100, E101, E172, E182, vv…).
Đây là danh sách một số chất bị cấm hoặc bị đánh giá là NGUY HIỂM trong nhóm này: E103 (màu vàng), E111 (màu cam), E124, E128, E143, E173, vv…
5. Đạm tổng hợp
Ngoài nguồn đạm có thể có từ cá do thu mua từ các lò nước mắm, trong một chai nước mắm công nghiệp còn có đạm từ đậu nành hoặc nitơ tổng hợp.
Đối với sử dụng đạm tổng hợp, tức là bổ sung nguồn nitơ từ urê, điều này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu việc bổ sung axit amin bằng cách lên men đậu nành sống cũng chứa nguy hiểm, vì trong thành phần đậu nành sống có một số chất độc tố gây nguy hại cho sức khỏe như: gây bướu cổ, tổn thương gan, kìm hãm sự phát triển.
Nước mắm công nghiệp bên cạnh sự rẻ tiền thì nó tiền ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Hãy là người tiêu dùng thông thái lựa chọn sử dụng nước mắm truyền thống để bảo vệ cả gia đình nhé!
Có thể những chất bảo quản – chất điều vị – chất ổn định – chất tạo màu… đang hiện hữu trong chai nước mắm hiện nay vẫn đạt tiêu chuẩn của bộ y tế. Nhưng không ai biết trước sự ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khỏe. Có thể sau này chúng ta biết được điều đó thì đã quá muộn, thời gian sử dụng những thực phẩm chứa chất hóa học đã quá lâu và chúng đã ngấm sâu vào cơ thể mỗi chúng ta.